Đình Quý Kim

Dải tưởng niệm trước anh linh 3 vị anh hùng dân tộc
21 tháng 6, 2023 bởi
Du lịch Đồ Sơn

Đình làng Quý Kim nằm ở trung tâm làng, sát con đường giao thông liên xã trước kia: mặt chính quay về hướng Nam, nhưng đường tới khuôn viên chính lại qua một lối cổng và con đường lát gạch đi ven đầu hồi kiến trúc phía bên phải ngôi đình. Cổng có trang trí đắp vẽ đại tu và 2 đôi câu đối chữ Hán. Đại tự trên nóc cổng đề “ Vọng Thánh đài” bằng chữ Hán. 

Về bố cục mặt bằng kiến trúc, ngôi đình được tạo dựng theo thể liên hoàn khép kín gồm: 5 gian bái đường, 3 gian chuôi vồ, 1 gian cung cấm. 


Quý Kim (hay các tên gọi cổ như Chân Kim - Chân Chim) là tên tổ dân phố thuộc phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn. Vốn tên cũ là Chân Kim, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn trấn Hải Dương. Tên gọi này được ghi ở bia “ Cối sơn tự tạo bia ký” tạo năm Dương Hoà thứ 6 (1640) dựng ở chùa Đoài, làng Đại Lộc cùng huyện Kiến Thuỵ. Trước đây, làng Quý Kim ở ngoài đê đường 14, gần cửa sông Lạch Tray, cư dân chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá. Đến khi dân chuyển lui vào trong đê nên mới có nghề nông canh tác lúa nước, rau màu. Theo nhà nghiên cứu Ngô Đăng Lợi; trong tác phẩm “Bạch Vân thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài: Kim Hải môn ký ”(Bài ký về cửa biển Kim) có lẽ theo phỏng đoán, chắc là cửa bể Chân Kim, gần chợ Quý Kim hiện nay. Liên quan đến địa danh khu vực có: để cổ Chân Kim là loại đê biển lớn do nhân dân bồi trúc ngăn nước mặn, phát triển làng xóm, nay vẫn còn nhiều đoạn từ thôn Quý Kim xã Hợp Đức qua địa phận các xã Hòa Nghĩa Đại Đồng, Đông Phương Minh Tân, Tân Phong đến khu chùa Đại Minh của xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy. Đề này án ngữ phía trước biển, có làng Cổ Trai, quê của Thái phó An Hưng Vương Mạc Đăng Dung, có lẽ hoàn thành vào thời gian Mạc Đăng Dung đã lên Vua. Nên ở địa phương thường gọi là am nhất thống đê nhà Mạc. Sách Đại Nam thống cho xếp đê cổ Chân Kim vào mục cổ tích của xứ Hải Dương xưa. Theo sách này ghi “Năm Thống Nguyên (1526) hạ lệnh cho các phủ Hạ Hồng, Thượng Hồng, Kinh Môn, Nam Sách, Thái Bình đắp đê Chân Kim- nay không rõ chỗ nào? 


Thống Nguyên là niên hiệu Vua Lê Cung Hoàng (1522 – 1527). Không rõ quy mô ban đầu của đê cổ Chân Kim ra sao? Nhưng trải qua hơn 400 năm, mặt để nhiều đoạn còn đến nay, còn khá rộng, hai ô tô vận tải cỡ lớn có thể tránh nhau dễ dàng 

Ba vị Thành Hoàng được nhân dân tôn thờ tại đình Quý Kim đều là bậc nhân thân có công với dân, với nước theo truyền thống đạo lý dân tộc đó là ba vị :  

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: Vị Quốc công tiết chế, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của quân dân nước Đại Việt trong thế kỷ XIII. Do khí phách cương trực, khảng khái, kiên quyết đánh giặc, bằng mưu lược tài ba. Nhân dân ta coi Ông là bậc thánh, nên tên gọi Ông là Đức Thánh Trần, Ông cũng là tác giả của hai bộ sách binh thư cổ giá trị là “Binh Thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”. “Hịch tướng sĩ” là tác phẩm nổi tiếng thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc tiêu biểu cho tinh thần dân tộc. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã nhiều lần đóng đại bản doanh trên vùng đất thuộc Hải Phòng ngày nay khi Người cầm quân đánh giặc, nên hiện được nhiều làng xã tôn thờ tiêu biểu như: Phú Xá (Hải AN), Thụ Khê (Thuỷ Nguyên), Đồn Riêng, Quý Kim (Đồ Sơn)... 


Trần Minh Thắng tôn thần. Vì không còn thần phả nên không rõ sự còn lại của đình Quý Kim, các nhà nghiên cứu cho rằng, Ông là danh tướng trong quân đội nhà Trần hoặc một thủ lĩnh có công tập hợp lực lượng tại chỗ kháng chiến, tại khu vực Chân Kim (Quý Kim hiện nay), nên được dân sở tại tồn thờ. 

Làng cổ Chân Kim vốn ở gần căn cứ thuỷ quan Đồ Sơn của quân đội nhà Trần, gắn quãng đường Vua tôi nhà Trần lúc hành quân vào Thanh Hoa qua cửa Đại Bàng (nay thuộc xã Bàng La – thị xã Đồ Sơn). Như vậy rất có thể toàn dân Chân Kim ngày ấy đã tham gia chiến đấu phục vụ, giúp đổ quân đội dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Đại Vương. 

Do vậy nhân dân đã lập nơi thờ tự cả hai vị. 

Đông Hải Đại vương Đoàn Thượng: 

Ngài là người Gia Lộc tỉnh Hải Dương, vốn là bậc trung thần đời Lý Huệ Tôn. Vợ người làng Cám, An Dương. Sau đó lại giữ chức trấn thủ vùng duyên hải gồm Hải Phòng - Hải Dương ngày nay. Sau khi tử trận, con cháu Ông nhiều người di cư về vùng ven biển Hải Phòng, nhiều nơi thờ tự Ông cùng các nhân vật có công khác. 


Du lịch Đồ Sơn 21 tháng 6, 2023
Chia sẻ bài này
Lưu trữ