Đồ Sơn – Điểm đến bốn mùa

24 tháng 10, 2023 bởi
Du lịch Đồ Sơn

Nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 22km về phía đông nam, Ðồ Sơn là bán đảo nhỏ được tạo bởi dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5km, kéo dài từ cửa Lạch Tray đến cửa Văn Úc. Từ lâu, Đồ Sơn đã được biết đến là điểm du lịch, nghỉ mát lý tưởng, giữ một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng.  

Đồ Sơn hấp dẫn du khách bởi không khí trong lành, các bãi tắm được bao bọc bởi những đồi thông và dãy núi, đồi thoai thoải cùng cảnh sắc thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Bãi biển Đồ Sơn được chia làm 3 khu chính là khu 1, khu 2 và khu 3, trong đó mỗi khu đều có bãi tắm riêng. Nước biển Đồ Sơn không trong xanh như những bãi biển khác do nằm giữa hai cửa sông nhưng có độ mặn vừa phải khiến da không bị cháy nắng cho dù tắm biển vào giữa trưa.

Tới Đồ Sơn, du khách có thể đi dọc bờ biển để ngắm những đồi thông trải dài tít tắp, những hàng cây phi lao, bàng, dừa ven bờ cát mịn màng; thỏa sức vui chơi, tắm biển; thưởng thức nhiều món hải sản tươi ngon như tôm, cua, cá, mực, nộm sứa, bề bề, trải nghiệm những sản phẩm đặc thù, đặc sản như táo Bàng La, trà Núi Ngọc, bánh cuốn Tôm, Cá Thu một nắng… Cùng hoà mình vào những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa miền biển như lễ hội Đảo Dấu, lễ hội Chọi trâu truyền thống - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, cùng nhiều sản phẩm đặc thù, đặc sản như táo Bàng La, chè xanh, chè Núi Ngọc, cá thu một nắng…

Bên cạnh tiềm năng du lịch biển, Đồ Sơn còn mang trong mình nhiều giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo. Nơi đây có di tích Bến tàu không số K15 – điểm xuất phát của con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại và tượng đài “Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển” ở thung lũng Xanh dưới chân đồi Nghinh Phong. Giữa màu xanh của núi đồi Đồ Sơn, trong tiếng rì rào của sóng biển, di tích K15 là biểu tượng anh hùng ca ngợi lòng quả cảm, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc của cán bộ chiến sỹ trên những con tàu không số năm xưa. Hay như Di tích lịch sử Bến Nghiêng Đồ Sơn – nơi chứng kiến tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam vào ngày 15/5/1955 lịch sử, trở thành một biểu tượng chiến thắng của người dân Hải Phòng nói chùng và người dân Đồ Sơn nói riêng.


Ảnh Bến tàu Không số

Tọa lạc tại chân núi đá thuộc khu 1, chùa Hang (Cốc Tự) được biết đến là một trong những địa điểm đầu tiên du nhập Phật giáo vào Việt Nam. Theo truyền ngôn địa phương, cách đây hơn 2.000 năm, nhà sư người Ấn Độ đi truyền bá đạo Phật đã tới cư trú, tu hành tại hang và lập chùa. Vì vậy chùa có tên là chùa Hang. Sau khi nhà sư viên tịch, chùa Hang trở thành nơi tu hành, học đạo của người dân địa phương và là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đông đảo du khách.


Ảnh Chùa Hang

Chùa tựa vào một hang đá tự nhiên có chiều cao 3,5m, rộng 7m, lòng hang hình thang xuyên sâu vào núi chừng 25m. Khắp nơi trong chùa trang trí nhiều bình phong, liễn đối được chạm khắc hoa văn tinh xảo, sơn son thếp vàng đẹp mắt, uy nghi. Chính điện của chùa đặt pho tượng Phật A Di Đà bằng đồng nặng 5 tấn, cao 2,7m. Bên ngoài chùa có dãy tượng các vị La Hán, tòa bảo tháp uy nghi và ban thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Đứng từ chùa Hang, hướng tầm mắt ra xa là cảnh sắc yên bình, thơ mộng của núi non, biển cả, mây trời…, tất cả như khiến lòng người dịu vợi đi những lo toan của cuộc sống thường nhật.

          Bên cạnh chùa Hang, Đồ Sơn còn có chùa tháp Tường Long – một ngôi chùa tháp có kiến trúc rất độc đáo từ thời nhà Lý. Được xây dựng trên đỉnh núi Ngọc Sơn, Chùa Tháp Tường Long như một ngọn bút vẽ lên trời xanh và nghiên mực là biển cả bao la. Qua các tư liệu và dấu tích xưa, tháp Tường Long được coi là một di tích uy nghiêm thờ Phật. Bên cạnh đó, đây còn là tiền đồn đài quan sát và hành cung của Vua trên vùng biển Đông Bắc của nước Đại Việt ta từ thời Lý. Với các giá trị văn hoá lịch sử to lớn, đến nay chùa tháp Tường Long Đồ Sơn được xem như di tích khảo cổ học quan trọng của quốc gia.


Ảnh chùa tháp Tường Long

Được mệnh danh là mảnh đất của những huyền thoại, đến với Đồ Sơn, du khách đừng bỏ lỡ dịp tham quan, chiêm bái đền Bà Đế nổi tiếng linh thiêng ở chân núi Độc. Đền gắn với truyền thuyết về chuyện tình oan nghiệt giữa cô gái bình dân xinh đẹp, hát hay tên Đào Thị Hương với Chúa Trịnh Doanh (1740 – 1767). Trót mang trong mình giọt máu của Chúa Trịnh Doanh, cô Đào Thị Hương bị hàng Tổng bắt phạt và do không có tiền nộp nên cô đã bị dìm xuống biển. Khi chúa mang thuyền rồng về rước thì cô đã thác oan. Biết chuyện, chúa đã cho lập đàn giải oan và đền thờ cô. Sau này, Vua Tự Đức về thăm đền và đã ban sắc phong “Đông nhạc Đế Bà – Trịnh chúa phu nhân”.


Ảnh Đền Bà Đế

Đền nép mình vào dãy núi Độc, phía trước là biển khơi bao la, tạo nên quang cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp. Chính điện của đền đặt ban thờ Đông Nhạc Đế Bà - Trịnh chúa phu nhân, bên trái là cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu, bên phải là cung thờ Vua Thủy Tề. Khuôn viên đền còn có ban thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, miếu thờ Quan Sứ giả và gác chuông. Hàng năm, người dân và du khách tấp nập đến đền để cầu tài, cầu lộc, và đặc biệt xin giải nỗi oan khuất mà bản thân hay gia đình đang gặp phải.

Phía xa ngoài biển, nơi mà 9 dãy núi Đồ Sơn hướng về chính là Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia Đảo Hòn Dấu. Đảo Dấu cách bán đảo Đồ Sơn hơn 1 km với diện tích 12 ha. Đây là một trong những hòn đảo có mật độ công trình di tích, di sản, danh thắng lớn nhất miền Bắc. Với những giá trị cảnh quan môi trường đặc thù. Điểm nổi bật trên đảo là quần thể 37 cây đa búp đỏ được công nhận là cây Di sản Việt Nam.


Ảnh tổng quan Đảo Dấu

Trên đảo có Đền thờ Nam Hải Thần Vương, một vị tướng nhà Trần đã anh dũng hy sinh khi đánh giặc. Hàng năm, vào ngày mùng 8 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch, ngư dân đất Cảng lại tổ chức lễ hội trên đảo Hòn Dấu, cầu mong một năm đánh bắt bội thu. 


Ảnh đền thờ Nam Hải thần vương

Đảo Hòn Dấu còn được người địa phương gọi là “đảo đèn”, bởi trên đảo có ngọn hải đăng lâu đời, trở nên quen thuộc với người dân Hải Phòng. Đây là ngọn hải đăng đầu tiên được người Pháp xây dựng ở nước ta. Hải đăng Hòn Dấu do kiến trúc sư người Pháp thiết kế, được xây dựng từ năm 1892, hoàn thành năm 1898. Đó là một tòa nhà 2 tầng bề thế (nay được dùng làm bảo tàng hải đăng), chính giữa tòa nhà là tháp đèn. Tháp cao 5 tầng, đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển, có độ chiếu xa đến 40km. Từ xa nhìn lại, ngọn hải đăng như một pháo đài cổ vút lên giữa đảo. Cây đèn biển được mệnh danh là “mắt ngọc của Tổ quốc”. 


Ảnh Hải Đăng

Người Đồ Sơn coi đảo Hòn Dấu là hòn đảo thiêng nên không ai nghĩ đến chuyện ra đảo khai thác. Vì vậy, đảo vẫn giữ nguyên được vẻ hoang sơ. Năm 2009,  đảo được Nhà nước công nhận là Danh thắng cấp quốc gia.

Ngoài những di tích kể trên, Đồ Sơn còn được mệnh danh là “Miền di sản” với hệ thống các Di tích lịch sử, văn hoá dày đặc, đậm đà màu sắc tín ngưỡng của văn hoá truyền thống vùng cư dân ven biển như: Đền Nghè, Đinh Ngọc Xuyên, Đền Cô Chín Suối Rồng. Đền Vạn Chài,…

Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhiều di tích văn hóa, lịch sử phong phú, Đồ Sơn hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm, khám phá thú vị và khó quên.

Nếu du lịch Đồ Sơn ngày trước chỉ đa phần là du lịch biển và du lịch tâm linh thì Đồ Sơn nay là sự tích hợp của rất nhiều trải nghiệm bởi đã được quan tâm đầu tư mạnh về chất lượng dịch vụ. Chủ đầu tư dự án Dragon Ocean Đồ Sơn – Công ty CP Đầu tư & Du lịch Vạn Hương – ngoài việc xây dựng quần thể du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng cũng đã chú trọng quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng trong đại quần thể Đồ Sơn, để du khách có những hành trình trải nghiệm thú vị như như khám phá mô hình làng nổi rừng ngập mặn gần 1.000 ha (hoàn thiện trong tương lai), choáng ngợp với tượng phật bà tam diện cao 72m trong khu du lịch tâm linh, hay có thể dễ dàng thăm quan Tháp Tường Long bằng cáp treo từ tổ hợp công viên chủ đề thần thoại Legend Park nằm trong KDL Quốc tế Đồi Rồng. Trải nghiệm khách sạn 5 sao đầu tiên tại Đồ Sơn “Dream Dragon Resort”. Việc “hô biến” màu nước biển đỏ đục quen thuộc thành nước biển xanh trong, bờ cát dài gần 2km, rộng tới 23 ha thông qua công nghệ lọc nước biển hiện đại sẽ khiến du khách không còn ái ngại khi đến với Đồ Sơn. Từ đây, du khách sẽ phải mất từ 3 – 4 ngày để khám phá trọn hành trình tưởng quen thuộc mà lại xa lạ, tưởng cũ kỹ mà lại vô cùng mới mẻ của vùng đất Đồ Sơn.


Ảnh Đồi Rồng

Đó là chưa kể tới hàng trăm tiện ích lớn, nhỏ đến từ hoạt động kinh doanh của các dãy nhà phố thương mại phân bố khắp dự án khi nơi đây hoàn thiện hạ tầng và đưa vào hoạt động trong tương lai gần, chắc chắn nơi đây sẽ khai mở một hành trình mới của Đồ Sơn, đưa Đồ Sơn quay lại thời kỳ hoàng kim rực rỡ đỉnh cao nhưng với một màu sắc mới mẻ và hiện đại, cùng tiềm năng đầu tư BĐS nghỉ dưỡng đa tiện ích tới đầu tư kinh doanh sinh lời với các sản phẩm tiềm năng và đa dạng. Nếu như các sản phẩm BĐS tại phân khu Thiên Long có thể sở hữu riêng một nhánh biển bồ Lagoon trải dài khắp phân khu, mang tới không gian bên hồ hướng biển độc đáo thì các căn biệt thự tại Hải Long lại thừa hưởng vẻ đẹp của những thảm cỏ xanh trải dài trước mặt với đường tiệm cận sân Dragon Golf  Links – Sân Golf 27 hố trên biển độc đáo bậc nhất Việt Nam, mở ra tầm view triệu đô ngay trước hiên nhà – bản hòa ca của những gam màu xanh tinh tế. Theo đánh giá từ các chuyên gia, dựa trên tiềm năng phát triển kinh tế của Hải Phòng nói chung và du lịch của Đồ Sơn nói riêng, dư địa phát triển tại đây còn rất rộng mở với các nhà đầu tư. So với những khu vực khác của Hải Phòng, Dragon Ocean Đồ Sơn có lợi thế nổi bật khi đầu tư các bãi biển nhân tạo riêng để khai thác du lịch, nghỉ dưỡng, đảm bảo môi trường thiên nhiên và bãi biển luôn xanh mát, trong lành – thay đổi định kiến xưa kia của du khách về màu nước biển đục của Đồ Sơn, tạo nên một xu thế tiên phong trong du lịch nghỉ dưỡng gần với cả bốn mùa đều có thể trải nghiệm quanh năm. Kết nối với các tiềm năng vốn có, quận Đồ Sơn từng bước thực hiện mục tiêu trở thành Một điểm đến bốn mùa trải nghiệm.

trong Tin tức
Du lịch Đồ Sơn 24 tháng 10, 2023
Chia sẻ bài này
Tag
Lưu trữ